Tuvalu - Tuvalu

Quốc kỳ Tuvalu

Tuvalu, trước đây gọi là đảo Ellice, một quốc đảo ở Polynesian nằm ở Trung tâm Thái Bình Dương ngay dưới đường xích đạo. Cách phía bắc Fiji khoảng 1.000 km và cách quần đảo Solomon khoảng 2.000 km về phía đông. Quần đảo Ellice được quản lý như là một Bảo hộ của Anh, […]

Thông tin nhanh

Hành chính

Vị trí Tuvalu trên bản đồ

Tên tiếng Anh: Tuvalu

Loại chính phủ: quân chủ lập hiến với nền dân chủ nghị viện.

ISO: tv, TUV

Tên miền quốc gia: tv

Múi giờ: +12

Mã điện thoại: +688

Thủ đô: Funafuti

Địa lý

Diện tích: 26 km².

Địa hình: đảo san hô thấp

Khí hậu: Nhiệt đới; ảnh hưởng bởi gió mùa (tháng 3 đến tháng 11); gió tây và mưa lớn (tháng 11 đến tháng 3).

Nhân khẩu

Dân số: 11.478 người (2024 theo DanSo.org)

Dân tộc chính: người Polynesia 96%, người Micronesians 4%.

Tôn giáo: Nhà thờ Tuvalu 97%; Seventh-day Adventist 1.4%, Baha'I 1%, khác 0.6%.

Ngôn ngữ: Tuvaluan, Anh

Kinh tế

Tài nguyên: Dừa; cá.

Tiền tệ: Đô la Úc (AUD)

GDP: 0,06 tỷ USD (2023 theo IMF)

Tổng quan

Tuvalu, trước đây gọi là đảo Ellice, một quốc đảo ở Polynesian nằm ở Trung tâm Thái Bình Dương ngay dưới đường xích đạo. Cách phía bắc Fiji khoảng 1.000 km và cách quần đảo Solomon khoảng 2.000 km về phía đông.

Quần đảo Ellice được quản lý như là một Bảo hộ của Anh, là một phần của Vùng lãnh thổ Tây Thái Bình Dương của Anh từ năm 1892 đến năm 1916. Năm 1916, Anh thành lập Quần đảo thuộc địa Gilbert và Ellice tồn tại cho đến năm 1974. Tuvalu chính thức độc lập ngày 1 tháng 10 năm 1978.

Tuvalu là quốc gia nhỏ thứ tư trên thế giới, quần đảo gồm sáu đảo san hô và ba hòn đảo có diện tích chỉ 26 km². Sự tồn tại của các hòn đảo thấp bị đe doạ bởi mực nước biển dâng cao do sự nóng lên toàn cầu.

Đảo quốc có dân số khoảng 11.000 người, hòn đảo Funafuti là thủ đô. Thị trấn chính là Vaiaku trên đảo Funafuti. Các đảo khác là Nanumanga, Nanumea, Niulakita, Niutao, Nui, Nukufetau, Nukulaelae và Vaitupu.

Ngôn ngữ nói là tiếng Tuvaluan và tiếng Anh.

Đề xuất