Thế giới có chia tay với vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ?

Trong hai năm gần đây, sau bài phát biểu gây ấn tượng mạnh của cựu Tổng thống Nga V.Pu-tin tại Hội nghị an ninh quốc tế ở Mu-nich, người ta tranh luận sôi nổi về hình hài của trật tự thế giới mới mà người đứng đầu Điện Crem-li đ~ phác họa. Họ chưa thật tin rằng trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo có thể một sớm một chiều sụp đổ.
Nhưng rồi cuộc chiến tranh ở Nam Ô-xê-ti-a, và tiếp đến là cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ sau đó nhanh chóng lan tỏa ra khắp toàn cầu đã làm lung lay không ít những người luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh tuyệt đối của nước Mỹ. Hóa ra, ngay trong lòng nước Mỹ từ lâu đã hình thành những yếu tố gây mất ổn định đến giờ mới bùng phát.

Phát biểu tại Tòa nhà Liên bang ở Niu Oóc ngày 13-11-2008 chuẩn bị cho cuộc họp Nhóm G-20, Tổng thống G.W.Bu-sơ đã công nhận: “Cuộc khủng hoảng lần này không bộc lộ ngày một, ngày hai nên cũng không thể giải quyết được trong một sớm, một chiều. Cùng với việc đối phó với tình trạng khủng hoảng hiện nay, chúng ta cũng cần thực hiện những chính sách cải cách sâu rộng hơn nữa để tăng cường sức mạnh về lâu dài cho nền kinh tế toàn cầu”. Nếu như niềm tin nước Mỹ – trung tâm tài chính và kinh tế toàn cầu, đã bị lung lay thì vị thế chính trị hàng đầu thế giới của Mỹ cũng sẽ không còn chắc chắn, vì “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”. Và hệ quả tiếp theo là sức mạnh quân sự Mỹ cũng sẽ không mạnh được mạnh như trước vì không có gì phụ thuộc mạnh vào kinh tế như quân sự. Vị thế siêu cường duy nhất lãnh đạo thế giới của Mỹ trong trật tự thế giới đơn cực, do đó, đã bị “đụng chạm” không ít.

Đề xuất