Jordan - Jordan

Quốc kỳ Jordan

Jordan tên chính thức là Vương quốc Hashemite Jordan, là một vương quốc Ả Rập tại Tây Nam Á, trên Bờ Đông của sông Jordan. Jordan giáp Ả-rập Xê-út ở phía đông và nam; Iraq ở phía đông bắc; Syria ở phía bắc; Israel, Palestine và Biển Chết ở phía tây; Biển Đỏ ở cực tây […]

Thông tin nhanh

Hành chính

Vị trí Jordan trên bản đồ

Tên đầy đủ: Vương quốc Hashemite Jordan

Tên tiếng Anh: Jordan

Loại chính phủ: Chế độ quân chủ Hiến pháp

ISO: jo, JOR

Tên miền quốc gia: jo

Múi giờ: +2:00

Mã điện thoại: +962

Thủ đô: Amman

Các thành phố lớn: Irbid, Az-Zarqa

Địa lý

Diện tích: 89.342 km².

Địa hình: phần lớn được tạo thành bởi một vùng cao nguyên đá vôi khô cằn, dọc theo biên giới phía Tây là vùng trũng gồm dải đồng bằng hẹp thuộc lưu vực sông Jordan và biển Chết, phía Tây Nam có một lối thông ra biển Đỏ (vịnh Akaba).

Khí hậu: Sa mạc khô hạn; Mùa mưa ở phía tây (tháng 11 đến tháng 4)

Nhân khẩu

Dân số: 11.384.922 người (2024 theo DanSo.org)

Dân tộc chính: Hầu hết là cộng đồng người Ả Rập, số ít người Circassians (Adyghe), Armenians, và Kurds.

Tôn giáo: Hồi giáo Sunni 96%, Công giáo 4%.

Ngôn ngữ: tiếng Ả Rập (chính thức), tiếng Anh.

Kinh tế

Tài nguyên: Phốt phát, kali, dầu đá phiến.

Sản phẩm Nông nghiệp: lúa mì, lúa mạch, cam quýt, cà chua, dưa, ô liu; Cừu, dê, gia cầm.

Sản phẩm Công nghiệp: Khai thác phốt phát, dược phẩm, lọc dầu, xi măng, hóa chất, công nghiệp nhẹ, du lịch.

Tiền tệ: Jordanian Dinar (JOD)

GDP: 50,99 tỷ USD (2023 theo IMF)

Tổng quan

Jordan tên chính thức là Vương quốc Hashemite Jordan, là một vương quốc Ả Rập tại Tây Nam Á, trên Bờ Đông của sông Jordan. Jordan giáp Ả-rập Xê-út ở phía đông và nam; Iraq ở phía đông bắc; Syria ở phía bắc; Israel, Palestine và Biển Chết ở phía tây; Biển Đỏ ở cực tây nam.

Jordan có vị trí chiến lược ở ngã tư của châu Á, châu Phichâu Âu. Thủ đô Amman là thành phố đông dân nhất của Jordan cũng như trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước này.

Jordan hiện nay là nơi sinh sống của con người từ thời kỳ Cổ sinh.

Trong lịch sử của mình, tại Jordan tồn tại rất nhiều nền văn minh, như Sumeria, Akkadia, Babylonia, Assyria, Mesopotamia, và đế quốc Ba tư. Có thời Jordan là một phần của đế quốc Ai Cập thời các vua Pharaon, và sản sinh ra nền văn minh Nabatea, để lại nhiều tàn tích khảo cổ tại Petra. Các nền văn minh phương tây cũng để lại nhiều dấu ấn tại đây, như Alexander đại đế, đế quốc La Mã, đế quốc Byzantine, và đế quốc Ottoman.

Kể từ thế kỷ thứ 7, vùng đất này nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo và Ả Rập, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới sự cai trị của đế quốc Anh.

Năm 1916, sau cuộc nổi dậy vĩ đại chống lại Ottoman trong Thế chiến I, Đế quốc Ottoman bị AnhPháp chia cắt.

Năm 1921, Tiểu vương quốc Transjordan được thành lập bởi Hashemite, sau đó là Tiểu vương quốc Abdullah I và tiểu vương quốc này trở thành quốc gia được bảo hộ bởi Anh.

Kể từ khi độc lập khỏi chính quyền Anh năm 1946, Jordan được cai trị bởi vua HUSSEIN (1953-99). Một nhà lãnh đạo thực tiễn, ông đã thành công cân bằng các áp lực cạnh tranh từ các cường quốc (Mỹ, Liên Xô và Anh Quốc), các tiểu vương quốc Ả Rập, IsraelPalestine, thông qua nhiều cuộc chiến tranh và đảo chánh.

Năm 1989 ông tiếp tục cuộc bầu cử quốc hội và dần dần cho phép tự do hóa chính trị;

Năm 1994 một hiệp định hòa bình chính thức đã được ký kết với Israel.

Vua ABDALLAH II – con trai cả của Vua HUSSEIN và công chúa MUNA – lên ngôi sau cái chết của cha vào tháng 2 năm 1999. Kể từ đó, ông đã củng cố quyền lực của mình và thiết lập các ưu tiên trong nước, bao gồm một chương trình cải cách kinh tế tích cực.

Jordan là thành viên sáng lập của Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Jordan gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 1 năm 2000, và ký các hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ vào năm 2000 và với Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu vào năm 2001.

Hỏi đáp về Jordan

Đề xuất