Kinh tế Hà Lan

Hà Lan, có nền kinh tế lớn thứ sáu trong Liên minh châu Âu, đóng vai trò quan trọng như là một trung tâm giao thông của châu Âu, với thặng dư thương mại liên tục tăng cao, quan hệ lao động ổn định, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức trung bình.

Công nghiệp tập trung vào chế biến thực phẩm, hóa chất, lọc dầu, và máy móc thiết bị điện.

Một ngành nông nghiệp cơ giới hóa cao chỉ sử dụng 2% lực lượng lao động nhưng lại tạo ra thặng dư lớn cho chế biến thực phẩm và củng cố vị thế quốc gia là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai trên thế giới.

Hà Lan là một phần của khu vực châu Âu, và chính vì vậy, chính sách tiền tệ của Hà Lan do Ngân hàng Trung ương châu Âu kiểm soát. Ngành tài chính Hà Lan đang được tập trung cao độ, với bốn ngân hàng thương mại sở hữu trên 90% tài sản ngân hàng. Ngành tài chính phải chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và yêu cầu chính phủ hỗ trợ hàng tỷ đô la, tuy nhiên Cơ quan ngân hàng châu Âu đã có đánh giá chặt chẽ vào năm 2014 và những ngân hàng của Hà Lan được coi là ngân hàng cấp vốn mạnh.

Để giải quyết các cuộc suy thoái kinh tế năm 2009 và 2010, chính phủ đã tìm cách để thúc đẩy nền kinh tế trong nước bằng cách đẩy nhanh các chương trình về cơ sở hạ tầng, giảm thuế doanh nghiệp đối với người sử dụng lao để giữ chân công nhân, và mở rộng tín dụng xuất khẩu.

Tuy nhiên, các chương trình thúc đẩy kinh tế và cứu trợ ngân hàng vẫn dẫn đến thâm hụt ngân sách của chính phủ là 5,3% GDP (Tổng sản lượng nội địa) trong năm 2010, hoàn toàn trái ngược với mức thặng dư 0,7% trong năm 2008. Thủ tướng chính phủ Mark Rutte từ đó đã thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng đáng kể để cải thiện tài chính chung và thiết lập cải cách cơ cấu rộng rãi trong các lĩnh vực chính sách then chốt, bao gồm thị trường lao động, lĩnh vực nhà đất, thị trường năng lượng, và chế độ lương hưu. Kết quả là, thâm hụt ngân sách chính phủ cuối năm 2014 giảm xuống còn 1,8% GDP.

Sau cuộc suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp đôi lên 7,4% và mức tiêu thụ hộ gia đình ký rút bớt trong gần ba năm liên tiếp, mức tăng trưởng GDP năm 2014 ở mức thấp là 0,8 % và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng lên. Yếu tố tác động dẫn đến sự tăng trưởng bao gồm gia tăng xuất khẩu và đầu tư kinh doanh, cũng như mức tiêu hộ gia đình cũng góp thêm phần vào sự tăng trưởng kinh tế.