Các nước Nam Phi
Nam Phi là vùng cực nam của lục địa châu Phi, được xác định bởi địa lý hoặc địa chính trị và bao gồm một số quốc gia.
Có 2 cách phân loại chính cho các nước Nam Phi: Phân loại của Liên hợp quốc và của Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), một cơ quan liên chính phủ có trụ sở tại Gaborone, Botswana với mục đích duy nhất là thúc đẩy hội nhập kinh tế xã hội và tăng trưởng của các quốc gia thành viên. Người ta có thể xem nó như một phiên bản nhỏ hơn của Liên Hiệp Phi Châu. Theo Liên Hiệp Quốc, có 5 quốc gia ở Nam Phi.
Danh sách các nước Nam Phi theo Liên Hiệp Quốc
Đây cũng là sự phân loại của Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU) được thành lập vào năm 1969 để thay thế cho liên minh thuế quan năm 1910 trở thành liên minh thuế quan lâu đời nhất trên thế giới.
Danh sách các nước Nam Phi theo Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC)
Phân loại các quốc gia Nam Phi Theo Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), 15 quốc gia khu vực Nam Phi là:
- Angola
- Namibia
- Mozambique
- Tanzania
- Swaziland
- Seychelles
- Nam Phi
- Mauritius
- Zambia
- Zimbabwe
- Botswana
- Cộng hòa Dân chủ Congo
- Lesotho
- Madagascar
- Malawi
Đôi khi, 2 hòn đảo lớn (Madagascar và Mauritius) cũng được coi là một phần của các quốc gia Nam Phi.
Kinh tế của Nam Phi
Nam Phi sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên như vàng, bạch kim và kim cương, nhưng cũng giống như các nước khác ở châu Phi, tham nhũng và chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm sự phát triển khu vực này. Trong số các nước ở Nam Phi, Nam Phi là siêu cường kinh tế, là trung tâm chính của hoạt động kinh tế và phát triển. GDP của Nam Phi cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực này.
Con người, Lịch sử và Văn hoá các nước Nam Phi
Các nước ở Nam Phi có sự pha trộn của nhiều nền văn hoá khác nhau. Qua nhiều năm di cư, định cư và tái định cư trong lịch sử các nước Nam Phi, nền văn hoá của khu vực này đã thay đổi khá nhiều. Thành phần dân số bao gồm nhiều người nhập cự đến từ châu Âu (Afrikaners, Anglo-African, Bồ Đào Nha-Châu Phi, …) và gốc châu Á (Cape Malays, Người Nam Ấn Độ, …) ở nhiều nước Nam Phi. Hệ quả là người bản địa Bantu bị đẩy đến các vùng hẻo lánh hơn. Hầu hết các nhóm sắc tộc ở khu vực này nói ngôn ngữ có chung nguồn gốc ngôn ngữ Bantu và bao gồm cả người Zulu, Xhosa, Northern Ndebele, Swazi, Ovimbundu, Chaga, Nam Nelebele, Tswana, Sotho, BaLunda, Mbundu, Sukuma và Shona.