Các nước Bắc Âu hay Bắc Âu là một khu vực địa lý và văn hóa ở phía Bắc châu Âu và Bắc Đại Tây Dương, nơi được biết đến là Nordic (nghĩa đen là “phía Bắc”). Chúng bao gồm các nước Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển cùng các lãnh thổ phụ thuộc là Quần đảo Faroe, Greenland, Svalbard và Quần đảo Åland.

Các nước ở khu vực Bắc Âu chia sẻ nhiều nét lịch sử chung, cũng như các điểm chung trong xã hội, như hệ thống chính trị và mô thức Bắc Âu.

Danh sách các nước Bắc Âu

Các nước Bắc Âu cũng chia sẻ mô hình nền kinh tế Bắc Âu và cơ cấu xã hội: kinh tế thị trường kết hợp với các công đoàn lao động và lĩnh vực phúc lợi phổ quát. Phân phối thu nhập ở một mức độ cao và ít bất ổn xã hội.

Như chúng ta đã biết ở trên các nước Bắc Âu (Norden) có 5 quốc gia và 4 vùng lãnh thổ phụ thuộc. Tuy nhiên, theo Liên Hợp Quốc các nước “khu  vực Bắc Âu” (địa lý) thì có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bài này chúng ta chỉ đề cập đến các nước Bắc Âu (Norden).

5 quốc gia Bắc Âu (Nordic)

#Quốc giaDân số (2017)
1Thụy Điển9,920,624
2Đan Mạch5,711,837
3Phần Lan5,541,274
4Nauy5,330,800
5Ireland4,749,153

4 vùng lãnh thổ phụ thuộc ở Bắc Âu (Nordic)

#Quốc giaDân số (2017)Phụ thuộc
1Greenland56,239Đan Mạch
2Quần đảo Faroe48,335Đan Mạck
4Quần đảo Åland29,617Phần Lan
3Svalbard2,667Nauy

10 quốc gia khu vực Bắc Âu theo “địa lý”

Dân số của các nước Bắc Âu chủ yếu là người Scandinavia hoặc Phần Lan,người  Greenland và Sami là người thiểu số. Các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ German gồm: tiếng Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Faroe. Các ngôn ngữ không thuộc nhóm ngôn ngữ German là tiếng Phần Lan, Greenland và một số ngôn ngữ Sami. Tôn giáo chính là Kitô giáo.

Về mặt chính trị, các nước Bắc Âu không hợp thành một thực thể riêng biệt, song họ hợp tác với nhau thông qua Hội đồng Bắc Âu. Đặc biệt trong tiếng Anh, “Scandinavia” đôi khi cũng được sử dụng như một từ đồng nghĩa với các nước Bắc Âu (thường không bao gồm Greenland), song thuật ngữ này chính xác hơn thì chỉ đề cập đến Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Bán đảo Scandinavia mặt khác bao gồm đất liền Na Uy, Thụy Điển cũng như phần phía bắc của Phần Lan.

Sở hữu 3.425.804 km2, diện tích Bắc Âu lớn thứ 7 trên thế giới. Núi băng và sông băng không có người ở chiếm một nửa diện tích khu vực này chủ yếu ở Greenland. Vào tháng Giêng năm 2013, khu vực này có dân số khoảng 26 triệu người. Các nước Bắc Âu đi đầu trong rất nhiều số liệu về hiệu suất quốc gia bao gồm giáo dục, khả năng cạnh tranh kinh tế, tự do dân sự, chất lượng cuộc sống và phát triển con người.

Mặc dù khu vực không đồng nhất về ngôn ngữ, với ba nhóm ngôn ngữ không có liên hệ, song di sản ngôn ngữ chung là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc Bắc Âu. Các ngôn ngữ thuộc nhóm Bắc Đức là Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển được xem là hiểu lẫn nhau.  Các ngôn ngữ này được dạy trong trường học khắp các nước Bắc Âu; như tiếng Thụy Điển là một môn học bắt buộc trong các trường học ở Phần Lan; trong khi tiếng Đan Mạch là bắt buộc trong các trường học tại Iceland, Faroe và Greenland. Iceland cũng dạy tiếng Đan Mạch,vì Iceland cũng là một phần của Vương quốc Đan Mạch cho đến năm 1918. Bên cạnh những tiếng này, các ngôn ngữ Scandinavia cùng với tiếng Faroe và tiếng Iceland đều thuộc nhóm ngôn ngữ German. Tiếng Phần Lan và tiếng Sami thuộc ngữ hệ Ural, chúng được nói ở bắc bộ Na Uy, Thụy Điển, cùng Phần Lan. Tiếng Greenland, một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Eskimo–Aleut, được nói tại Greenland.

Học tập ở các nước Bắc Âu, được mệnh danh là thiên đường học tập là do đâu?

  • Bắc Âu nổi tiếng là nơi có môi trường sống tuyệt vời
  • Vấn đề an sinh xã hội rất được quan tâm: giáo dục miễn phí, y tế cũng miễn phí cho công dân.
  • Mức sống cao, thu nhập cao
  • Nhiều trường đại học nằm trong top những trường đại học hàng đầu thế giới.

Vậy người Việt Nam có thể học ở các nước Bắc Âu và hưởng ưu đãi như họ không? Có! Tìm hiểu thêm tại đây.